Hãy ngắn gọn
Một tác giả càng giỏi càng dùng ít chữ hơn để viết ra được nhiều ý hơn.
Last updated
Was this helpful?
Một tác giả càng giỏi càng dùng ít chữ hơn để viết ra được nhiều ý hơn.
Last updated
Was this helpful?
The secret of good writing is to strip every sentence to its cleanest components.
Bí mật của việc viết tốt là tách từng câu thành những phần gọn gàng nhất.
- On Writing Well
Thế giới đang ngập tràn trong những từ ngữ vô nghĩa và lặp lại. Điều tệ nhất là mọi người đang bắt chước nhau dùng từ dư thừa hơn nữa. Thật tệ khi thấy các chính trị gia chỉ lảm nhảm trong nhiều giờ đồng hồ với rất ít thông tin được tiết lộ, các nhãn hàng lấp đầy chữ để thổi phồng sản phẩm đơn giản của họ, còn streamer liên tục lảm nhảm để lấp đầy các khoảng yên lặng; nhưng tệ nhất vẫn là mọi người tiếp tục bắt chước điều này, dù họ cũng không hề thích chúng.
Học viết nghĩa là học cách dùng số chữ tối thiểu cần thiết, trong mọi trường hợp. Nếu một từ có thể bỏ? Hãy bỏ. Nếu một câu có thể bỏ? Hãy bỏ. Nếu một đoạn có thể xóa đi? Hãy xóa nó đi.
Tập trung vào thông điệp chính giúp cả bạn lẫn độc giả nhận ra được giá trị và tầm quan trọng của thông điệp ấy. Nếu việc loại bỏ quá nhiều chữ khiến thông điệp của bạn trở nên đơn giản và vô nghĩa, có thể đó là sự thật.
Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta cần bỏ bớt chữ thừa đi để sớm nhìn thấy sự thật.
Hãy hiểu rằng sự ngắn gọn là sự chính xác, chứ không phải đếm số chữ sao cho ít nhất có thể. Bạn có thể viết một câu dài một trăm từ, nếu đó là dạng ngắn gọn nhất để thể hiện được nội dung của nó, và không còn cách nào khác [nhất = không còn cái nào khác]. Nhưng sẽ là thừa nếu bạn dùng ba chữ cho một điều có thể diễn tả bằng từ chỉ gồm hai chữ.
Bởi sự ngắn gọn là sự chính xác, tập trung vào nó có thể giúp tác giả ngày càng tiến bộ. Điều này giống với những thợ đồng hồ tìm cách tạo ra những chiếc đồng hồ chính xác nhất, hay thợ mài kiếm cố gắng mài ra lưỡi kiếm sắc bén nhất. Khởi đầu, cả người viết, lẫn thợ đồng hồ và thợ mài kiếm, đều không thể biết họ có thể trở nên chính xác đến mức nào, nhưng họ buộc phải hướng tới sự chính xác.
Bởi nếu bạn không hướng tới bất kỳ điều gì, chẳng nhẽ bạn muốn mọi thứ mãi giữ nguyên không bao giờ thay đổi?
Tôi luôn hướng tới việc có thể viết ngắn hơn và gọn hơn nữa. Điều này giúp tôi tốn hai nghìn chữ cho một chuyện tôi băn khoăn vào năm mười bảy tuổi, nhưng giờ đây chỉ còn cần tới hai trăm chữ. Thử nghĩ, nếu chúng ta luôn phải tốn hàng nghìn chữ cho từng vấn đề đơn giản và nhỏ nhặt nhất, khi nào ta mới có thể viết ra được thứ mới mẻ, phức tạp và hay ho hơn?
Tôi biết rằng hiện tại tôi vẫn đang dùng nhiều chữ hơn cần thiết, nhưng tôi muốn mình sẽ dùng ít chữ hơn nữa.
Bởi chúng ta luôn phát triển, học hỏi cái mới và có những suy nghiệm mang tính thử nghiệm... sự thừa thãi luôn mọc mới như cỏ dại trong vườn. Thành ra, tôi muốn các bạn hiểu rằng thao tác chủ động cắt bỏ sự thừa thãi đã là thói quen phân biệt giữa người viết và người bình thường. Thợ làm vườn không ngồi tranh cãi liệu vườn của họ có cỏ dại hay không, họ lên lịch dọn cỏ mỗi tuần một lần.
Muốn trở thành tác giả, hãy tập thói quen cầm chổi quét bỏ mọi ký tự thừa khỏi tác phẩm của mình.
Hãy tìm sự lộn xộn trong bài viết của bạn và cắt tỉa nó một cách không thương tiếc. Hãy biết ơn cho mọi thứ bạn có thể ném đi. Kiểm tra lại mỗi câu bạn đặt lên giấy. Mọi từ có làm việc mới không? Có suy nghĩ nào có thể được biểu đạt một cách tiết kiệm hơn không? Có điều gì hoa mỹ hoặc kiêu ngạo hoặc theo mốt không? Bạn có đang giữ lại một cái gì đó vô dụng chỉ vì bạn nghĩ nó đẹp không?
Đơn giản hóa.