Tài liệu #W4GZ [Lưu hành nội bộ]
  • 🖌️Làm quen với khóa học và tài liệu
    • Quan điểm của #W4GZ về việc viết
    • Lịch học và các thông tin khác
  • TRƯỚC KHI VIẾT
    • Hãy viết thứ bạn muốn
    • Hãy thành thật
    • Hãy ngắn gọn
    • Viết cho ai
  • VIẾT
    • Bắt đầu thế nào
    • Từ ngữ/Từ vựng/Thuật ngữ
      • Chính trị và Ngôn ngữ Anh
    • Tìm kiếm tài liệu
    • Mở đầu và kết thúc
    • Những Mảnh Vụn - On Writing Well
    • Logic (cơ bản)
      • Lập luận
      • Lập luận quy nạp và suy diễn
      • Tính hợp lý và tính chặt chẽ
    • Xây dựng câu chuyện và thiết lập khuôn mẫu
  • SAU KHI VIẾT
    • Thiết lập vòng lặp
    • Tìm kiếm cộng đồng
Powered by GitBook
On this page
  • Thiết lập ý tưởng đủ gọn gàng
  • Thái độ với bài viết của mình (và của người khác)

Was this helpful?

  1. VIẾT

Bắt đầu thế nào

Thiết lập ý tưởng đủ gọn gàng

Cũng như khi thiết lập các mục tiêu, các chủ đề được chọn cần phải đủ nhỏ, đủ hẹp, đủ mới và tránh sa đà vào những dạng thức tổng quát của vấn đề.

“Quan điểm của tôi về tâm lý học”

=> Chủ đề quá rộng, tệ, gần như không thể viết

“Quan điểm của tôi về Sigmund Freud”

=> Chủ đề hợp lý, nhưng là một chủ đề khó, bao quát, đồ sộ và yêu cầu kỹ thuật cao để hoàn thiện được một bài viết có ý nghĩa

“Quan điểm của tôi về khái niệm ‘superego’ của Freud trong phân tâm học”

=> Chủ đề phù hợp, có đối tượng khai thác cụ thể, nhưng vẫn là một chủ đề quá sức với nhiều người

“Từ khái niệm ‘superego’, kể một chuyện thời thơ ấu của tôi”

=> Chủ đề phù hợp, hay, thú vị và cô đọng. Vì người đọc sẽ quan tâm đến cả chuyện thời thơ ấu của tác giả lẫn cách nó liên quan tới khái niệm superego của Freud, dễ theo dõi, dễ đối chiếu và dễ thảo luận

Lưu ý, bạn không chỉ viết một bài trong cả đời, vì vậy, hãy viết mỗi thứ khác nhau ở mỗi bài viết khác nhau. Nhiều câu chuyện nhỏ tạo nên cuộc đời chân thật của bạn, một câu chuyện tổng quan thường là một lời nói dối tạm bợ.

Kết hợp cùng việc thiết lập mục đích rõ ràng, việc khoanh vùng chủ đề bài viết rõ ràng giúp chúng ta nhận ra công sức cần thiết để bỏ ra và khối lượng công việc cần làm trở nên rõ ràng hơn, vừa sức hơn:

“Từ khái niệm ‘superego’, kể một chuyện thời thơ ấu của tôi”

=> Tôi kể cho ai, vì thế tôi cần viết như thế nào

=> Mục đích của tôi khi viết bài này là gì, để chia sẻ chuyện cá nhân, để chia sẻ kiến thức về một khái niệm trong phân tâm học hay cả hai?

=> Tôi cần phải brainstorm xem mình cần đề cập hay chú ý tới điều gì, chuyện thời thơ ấu là chuyện gì và superego là thuật ngữ như thế nào

=> Tôi cần nghiên cứu về superego ở đâu, đọc từ các nguồn nào?

=> Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của mình như thế nào

Thái độ với bài viết của mình (và của người khác)

Như thế nào là những chỉnh sửa, phản hồi mang tính xây dựng?

  1. Nếu bạn có ý kiến hay hơn, hãy viết một bài riêng của mình

Mỗi bài viết phản ánh một góc nhìn và quan điểm riêng biệt. Vì vậy, khi tác giả đã chọn góc nhìn của họ để nhìn vào sự kiện A, khác với góc nhìn của bạn, đó không phải lỗi của tác giả. Khi đọc bài viết của người khác, đừng cố sửa quan điểm của họ theo ý của mình. Nếu bạn có ý kiến khác hoặc quan điểm khác, hãy viết bài mới, và lúc này mọi người cũng phải tôn trọng việc không được thay đổi góc nhìn của bạn.

Tương tự, nếu như bạn đọc lại bài viết của mình và muốn bổ sung góc nhìn mới hoặc thay đổi quan điểm, hãy xóa bài cũ và viết bài mới, đừng cố gắng đưa tất cả vào một bài viết.

Chúng ta không viết ra chân lý, chúng ta trình bày những gì mình nghĩ. Vì vậy, thay vì cố gắng chỉnh sửa bài viết của mình sao cho nó gần với chân lý nhất có thể, bạn nên cho phép bản thân và mọi người được tự do đưa ra ý kiến của mình để thúc đẩy thảo luận. Chân lý, nếu có tồn tại, chỉ có thể được sinh ra từ các thảo luận với đa dạng ý kiến đúng và sai.

  1. Cố gắng để không sai, đừng cố gắng để đúng

Khi tác giả viết bài, sẽ thật khó để biết suy nghĩ nào của mình là đúng, quan điểm nào của mình là xác đáng hoặc niềm tin nào là không sai lệch. Tuy nhiên, nếu chúng ta bị ám ảnh với việc “chỉ nói khi biết chắc mình nói đúng”, tưởng chừng là tối ưu, trên thực tế chỉ gây ra nhiều hệ lụy:

  • Ta nói ít hơn, thảo luận ít hơn, từ đó học hỏi được ít hơn. Từ đây, ta lại nói ít hơn, và cứ như vậy.

  • Ta khắc nghiệt hơn với lời nói của người khác, kỳ vọng họ nói ít hơn, thảo luận ít hơn, từ đó khiến họ học hỏi được ít hơn.

  • Ta đinh ninh những gì mình đã dám nói là đúng, mặc dù rất có thể nó cũng sai lệch.

  • Ta bất chấp, cảm tính và bóp méo sự thật để cố gắng thuyết phục mọi người những gì chúng ta nói là đúng.

Do vậy, hướng tới sự đúng đắn lúc này gây ra nhiều sai lầm nhiều hơn là giúp ích. Vậy, rốt cuộc tác giả nên quan tâm đến điều gì? Tác giả cần phải đảm bảo rằng trước hết, họ không làm gì sai. Chẳng hạn:

  • Khi đưa ra quan điểm, cần trình bày rõ ràng các luận điểm của mình (ngay cả khi rất có thể những luận điểm ấy chưa đủ thuyết phục hoặc chính xác). Cần tránh việc đưa ra tuyên bố mà không giải thích thêm.

  • Khi chứng minh tuyên bố, cần đảm bảo có bằng chứng, có số liệu, có dữ kiện… để gia tăng tính thuyết phục. Cần tránh việc nói khơi khơi.

  • Khi sử dụng số liệu, bằng chứng, nghiên cứu… lưu ý phải có nguồn và nguồn này phải hợp lệ (nghiên cứu khoa học, khảo sát của tổ chức uy tín…)

  • Khi diễn giải nguồn và số liệu, cần đảm bảo không mắc các lỗi như dẫn sai số liệu, bóp méo ý nghĩa của số liệu, misleading, cắt ghép kết luận…

  • Không sai chính tả.

…

Như vậy, ngay cả khi chúng ta tuân thủ tất cả mọi nguyên tắc, chúng ta vẫn có thể chỉ nói ra những điều vô nghĩa hoặc không chính xác. Tuy vậy, mọi người sẽ không nói rằng đó là lỗi của tác giả. Hãy nghĩ về quy trình của việc làm nghiên cứu khoa học, của việc chẩn đoán bệnh, của tố tụng hình sự… để biết rằng quy trình đúng là cơ sở để tạo ra kết quả đúng. Viết cũng vậy.

Vì vậy, khi chúng ta sửa bài chính mình và của người khác, hãy xem họ có đang làm sai điều gì hay không, đừng săm soi họ đã nói đúng chưa. Bởi vì xác định lỗi sai thì có nguyên tắc, còn xác định cái đúng thì dễ bị ảnh hưởng bởi thiên kiến và kinh nghiệm.

  1. Một số lỗi vặt cần chú ý

- Để văn bản trở nên gọn gàng, bạn cần tránh lặp từ và bỏ đi những số từ không cần thiết trong câu. Ví dụ:

Những ngày qua trên Spiderum, nhiều tác giả đăng những bài viết vô thưởng vô phạt như thử thách 30 ngày hay thậm chí nhiều bài đăng như nhật ký được đăng tải công khai. Trong đó, xuất hiện một bài đăng gây nhiều tranh cãi như bài "Ra gì và này nọ".

Có thể được viết lại như sau:

Gần đây, Spiderum xuất hiện nhiều tác giả đăng tải những bài viết vô thưởng vô phạt như thử thách 30 ngày hay nhật ký công khai. Trong đó, xuất hiện bài viết "Ra gì và này nọ" gây nhiều tranh cãi.

Những số từ như "một'' khi xóa đi mà không gây mất nghĩa, hãy xóa đi. Các từ "những", "các", "như", "bị", “còn”, “đang”, ... thường bị lặp lại, hãy chú ý thay bằng từ khác.

- Tránh dùng những từ thuộc văn nói: à, ừ, thì, là, mà… Hãy luôn ctrl F để rà soát và loại bỏ chúng nhiều nhất có thể.

- Hạn chế dùng cấu trúc câu bị động, tách câu dài nhiều ý ra thành nhiều câu ngắn.

- Khi dịch tiếng Anh -> Việt, các câu bị động dài loằng ngoằng bạn cảm thấy rất hay, hãy chuyển thành những câu chủ động ngắn để phù hợp hơn với khán giả đại chúng.

- Những từ nên sửa: phần lớn những, hầu hết các, hiện đang, nói chung là, tóm lại là, tựu trung lại, đặc biệt nhất, độc đáo nhất, trong số đó... đây là các từ ghép gồm hai từ cùng nghĩa, chỉ dùng hoặc "hiện", hoặc "đang", không dùng chung để tránh văn phong rườm rà.

  1. Kiểm tra xem văn bản đã gọn gàng chưa

Dựa trên các nguyên tắc đã được rút ra từ On Writing Well, chúng ta tập trung tìm kiếm các lỗi như:

  • Các đoạn văn thừa trong bài văn (không phục vụ thesis statement)

  • Các câu văn thừa trong đoạn văn (không phục vụ thesis statement)

  • Các từ thừa trong câu văn (không có giá trị cung cấp thêm thông tin)

PreviousViết cho aiNextTừ ngữ/Từ vựng/Thuật ngữ

Last updated 11 months ago

Was this helpful?

Ngữ pháp tiếng Việt:

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ha-noi/nhap-mon-viet-ngu-hoc/ngu-phap-tieng-viet/21379856